Dị ứng phấn hoa ở Nhật Bản

Các bạn nào đã từng bị dị ứng phấn hoa ở Nhật Bản thì mới hiểu cảm giác nó kinh khủng thế nào. Thường thì khi sinh sống ở nhật vài năm các bạn mới bắt đầu bị, như mình thì từ năm thứ 5 mình đã phải sống chung với dị ứng phấn hoa rồi.

Thời điểm bắt đầu: Thường thì vào mùa hoa nở từ tháng 2 là các bạn sẽ bắt đầu có các trứng của dị ứng phấn hoa.

Nguyên nhân: Do phấn hoa của một số loại cây như tuyết tùng, cây thông …

Các triệu chứng thường gặp: nghẹt mũi, khó thở, sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa cổ họng.

Sau đây mình xin giới thiệu tới các bạn một số phương pháp và sản phẩm để giúp bạn vượt qua mùa phấn hoa.

1. Phòng phám.

Đầu tiên các bạn hãy tìm cho mình địa chỉ phòng phám gần nhất nơi bạn sinh sống. Các bạn tìm đến các phòng khám hoặc bệnh viện có khoa tai mũi họng (耳鼻科) hoặc (アレルギー) để khám và lấy thuốc uống. Một lưu ý của mình dành cho các bạn là không nên mua số lượng thuốc quá nhiều cho lần đầu tiên. Các bạn nên bảo bác sỹ kê đơn cho khoảng từ 2 đến 4 tuần để xem thuốc đấy có hiệu quả với các bạn không. Trường hợp không đỡ thì lần sau đi khám bảo bác sỹ đổi thuốc hoặc đổi luôn cả phòng khám. Như mình uống thuốc của ông bác sỹ gần nhà 2 tháng không đỡ, đến khi chuyển nhà mới, đi khám chỗ mới thì đơn của bác sỹ mới có hiệu quả hơn hẳn. Đây là cách có hiệu quả lâu dài nhất , hơn nữa bảo hiểm cũng chi trả một phần chi phí cho bạn nên hãy mạnh dạn đi khám nhé. Mỗi lần đi khám và cả mua thuốc của mình chỉ tốn khoảng 2000 yên thôi.

Phòng khám này mình khám ở ga Ishikawacho, Kanagawa. Sau khi uống thuốc thì mình thấy đỡ hơn nhiều.
Địa chỉ phòng khám.

2. Chú ý trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Hạn chế mở cửa sổ để gió thổi vào nhà kèm theo bụi phấn hoa.
  • Thường xuyên hút bụi, dọn dẹp nhà cửa để phấn hóa không tích tụ.
  • Mặc các loại quần áo ít bám bụi, khi về nhà thì nên tắm rửa, giặ đồ luôn.
  • Hạn chế phơi quần áo ngoài trời, ở Nhật thường nhà tắm có lắp đặt máy sấy quần áo, bạn có thể sử dụng để làm khô quần áo.
  • Sử dụng máy lọc không khí.
3. Các loại thuốc hỗ trợ .

◆ Khẩu trang.
Các bạn nên tìm mua loại khẩu trang có tác dụng chống bụi, chống phấn hoa. Đối với các bạn đeo kính thì cũng nên chú ý loại khẩu trang nào khi đeo ít bị làm mờ kính mắt. Đây là loại mình hay dùng, mình cảm thấy đeo loại này khá dễ chịu và thoải mái.

◆ Thuốc xịt mũi.
Thông thường các loại thuốc xịt mũi mình thấy chỉ có tác dụng trong vòng vài tiếng. Hồi mới bị mình không đi khám luôn mà chỉ ra hiệu thuốc mua các loại xịt mũi về dùng, đây là điều mình thấy không nên. Mặc dù không có tác dụng trong thời gian dài nhưng nó lại có tác dụng trong thời gian rất nhanh, gần như ngay sau khi xịt là bạn đã đỡ bị tịt mũi, chảy nước mũi rồi. Loại này mình sử dụng cũng mấy năm rồi, chuyên dành cho các bạn bị dị ứng phấn hoa.

◆ Dung dịch nước rửa mũi.
Loại này thì các bạn sẽ dùng một cái bình nhựa nhỏ để xịt dung dịch nước rửa mũi vào bên trong mũi. Thành phần chính của nó là muối sát khuẩn nên các bạn có thể yên tâm sử dụng. Khi dùng thì bạn dừng thở sau đó xịt dung dịch vào một bên mũi, dung dịch sẽ rửa sạch vòm mũi của bạn.

◆ Thuốc nhỏ mắt.
Bạn cũng nên lựa chọn các loại thuốc nhỏ mắt dành cho dị ứng, ngứa mắt. Loại này mình đang dùng và thấy rất hiệu quả.

◆ Dung dịch nước xúc họng.
Loại này khi dùng thì bạn pha với chút nước ấm rồi xúc hằng ngày, cũng làm giảm triệu trứng của dị ứng phấn hoa.

◆ Lọ xịt chống bụi ion.
Lọ này thì sẽ xịt vào mặt, quần áo trước khi đi ra ngoài, các bạn nhớ nhắm mắt rồi cả xịt nhé. Loại này có tác dụng trong khoảng 4h nên các bạn có thể mang theo để xịt.

◆ Máy lọc không khí.
Không thể chối cãi tác dụng của em này, nếu sử dụng trong phòng với chế độ làm sạch bụi và phấn hoa thì sẽ làm giảm đáng kể lượng phấn hoa ở trong phòng bạn. Có rất nhiều mâũ mã và kiểu dáng, bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây.


Tỷ phú Nhật Bản thực hiện giấc mơ bay vào vũ trụ.

Be the first to comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *